Vai trò của chữ Hiếu

Tháng 11 nhắc nhớ những người Công giáo nhớ đến ông bà cha mẹ là những người đã ra đi trước chúng ta. Truyền thống này nằm sâu trong chiều kích văn hoá của không chỉ riêng đất nước chúng ta nhưng là một chiều kích mang tính hoàn vũ. Chữ Hiếu luôn đóng một vai trò không thể thiếu trong bất cứ một nền văn hoá nào. Chữ Hiếu đó, với người Công giáo, không dừng lại trong tương quan với chỉ người sống nhưng mở rộng ra trong sự liên đới với cả những người đã khuất. Điều này xuất phát từ niềm tin căn bản của Kitô Giáo là sự sống không hề mất đi nhưng vẫn liên tục từ trần gian cho đến cõi vĩnh hằng. Có một mối liên kết giữa người sống và người chết. Điều này được diễn tả trong các thực hành truyền thống của bất cứ nền văn hoá nào như ma chay cúng kị. Việc thờ kính ông bà tổ tiên – được biết đến như đạo gia tiên – là ‘tôn giáo’ của người không theo bất cứ tôn giáo nào ở Việt Nam. Việc thờ kính là biểu hiện căn bản của chữ Hiếu mà Nho giáo đã gieo rất sâu vào trong lòng đất văn hoá và lịch sử của người dân Việt. Chữ Hiếu bao hàm cả những bốn phận với người sống cũng như những ai đã không còn hiện diện với chúng ta trên cõi trần này. Việc diễn tả lòng đạo hiếu với tổ tiên được thể hiện qua sự kính nhớ thờ bái di ảnh, thắp nhang, lễ giỗ kị và thăm viếng mồ mả. Đạo Công giáo đặt chữ Hiếu lên trên nhất trong các bổn phận quy nhân. Với Thập giới, việc thờ kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn hướng về Thiên Chúa. Điều này diễn tả tầm quan trọng trọng yếu của lòng hiếu thảo trong đời sống đạo của người Kitô hữu. Sự bất hiếu luôn là một trọng tội trong bổn phận của người Công giáo. Trật tự nhân sinh căn bản nhất là mối tương quan với các đấng sinh thành. Việc trở nên một con người khởi đi từ việc sống đạo làm con, với lòng tri ân và sự hiếu thảo. Việc tôn kính cha mẹ bao hàm việc vâng lời cha mẹ từ thủa thiếu thời, phụng dưỡng cha mẹ khi trưởng thành và nguyện cầu cho cha mẹ khi các ngài khuất núi. Chữ Hiếu mà đạo làm con tôn kính nằm trong trật tự Thiên Chúa đã tạo dựng. Bất cứ cá nhân hay cộng đồng nào không đặt giá trị của đạo làm con ở vị trí trung tâm trong tương quan con người đều tự tách mình ra khỏi trật tự sống của tạo hoá và suy vong. Ý thức tầm quan trọng sống còn của chữ Hiếu, mỗi Kitô hữu đều ý thức bổn phận của mình trong việc sống những giá trị đạo hiếu trong gia đình, với cha mẹ và tổ tiên. Việc tôn kính và phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi còn sống cũng như cầu nguyện cho các ngài khi đã mất phải được đặt ưu tiên trước nhất trong các bổn phận phải chu toàn của một người trưởng thành.

TẠI SAO PHẢI VIẾT?

Sourse: DepositPhotos Một câu hỏi tôi tự đặt ra cho bản thân: tôi có thể làm được gì? Đã có nhiều nỗ lực được thực hiện trong việc tìm kiếm câu trả lời suốt thời gian qua. Không một điều gì đã thành công trong hành trình truy tầm lời giải đáp. Khi thời gian cho việc tìm tòi và khám phá cạn dần, cảm giác thất vọng và chán nản xâm chiếm tâm trí và cõi lòng. Tôi không biết còn cách nào khác để có thể tìm được điều tôi mong muốn. Sự bế tắc vô tình đẩy đưa tôi đến việc cân nhắn một chọn lựa cuối cùng với hy vọng mong manh rằng tôi có thể tự trả lời cho bản thân- đó là việc lần mò bằng ngòi bút. Viết lách, đối với tôi, trở thành chìa khoá duy nhất còn xót lại trong chiếc hộp Pandora mà vận mệnh trao phó cho bản thân để khai mở thứ tiềm năng vẫn còn là ẩn số đối với mình. Lý do cho việc viết lách, vì vậy, chỉ đơn giản là vì tôi không còn chọn lựa nào khác để có thể khám phá khả năng của bản thân. Điều này lẽ ra phải được thực hiện từ 10 năm trước. Dù sao, trễ cỡ nào vẫn khá hơn là trễ mãi mãi.  Sức mạnh của từ ngữ đã thức tỉnh bản thân tôi. Tôi đã sống trong ảo tưởng rằng mình có thể viết và viết bất cứ lúc nào. Hơn nữa, tôi nghĩ một cách ngu ngốc rằng kiến thức của mình đủ để hiểu ngôn ngữ tác động đến thế giới và bản thân tôi như thế nào. Mọi sự vỡ lẽ ra khi tôi tự buộc mình phải nói về một đề tài nào đó. Tất cả những gì tôi có thể nói là lập đi lập lại những điều tôi không dám chắc hiện lên trong đầu khi việc suy nghĩ và ngôn ngữ hoá chúng là điều không thể. Hoá ra, tôi ngu hơn tôi nghĩ rất nhiều. Đó là lý do vì sao tôi phải viết và viết nhiều nhất có thể. Việc nhận ra tôi đang ở đâu trong bậc thang khả năng là nơi bắt đầu để có thể đi lên nếu đó là mục tiêu tôi nhắm đến. Có một sự tương tác hai chiều giữa việc viết và nói. Viết cho phép một người có thể suy nghĩ một cách kỹ lưỡng và cân nhắc cách cẩn trọng những ý tưởng. Đồng thời, việc tổ chức và sắp xếp những ý tưởng liên quan đến một đề tài cụ thể nào đó một cách trật tự và hợp lý được thực hiện ngang qua việc trình bày trên văn bản. Từ đó, việc trình bày khẩu ngôn sẽ trở nên lưu loát và mạch lạc hơn. Viết là dạng cao nhất của suy nghĩ và tư duy. Nhờ vậy, những ý tưởng được định dạng một cách rõ ràng bởi ngòi bút trước khi được trình bày qua phát ngôn. Viết lách giúp một người rèn luyện cách suy nghĩ có kỉ luật và tổ chức để đảm bảo tính chính xác cao nhất có thể đối với việc tìm hiểu một vấn đề. Ngang qua đó, tư duy và lập trường hay tri thức có thể có về một lĩnh vực nào đó được mài dũa và định hình một cách rõ ràng. Khả năng ngôn ngữ trong một lĩnh vực nào đó, ngang qua việc viết và nói, là một lợi thế rất lớn trong việc khẳng định vai trò của bản thân. Sự chắc chắn và vững vàng trong hiểu biết của một người về một lĩnh vực nhất định tạo nền tảng cho việc xây dựng uy tín và vai trò của bản thân trong lĩnh vực đó. Nhờ khả năng đó, họ sẽ được trọng dụng và đặt để vào một vị trí tương xứng. Điều đó là một lợi thế trong môi trường mang tính cạnh tranh và dựa vào việc đánh giá năng lực cá nhân để xác định vị trí xã hội. Những người ở những vị trí cao trong cấp bậc xã hội – nếu đó là một xã hội được vận hành cách lành mạnh – luôn thể hiện bản thân là những người có khả năng ngôn ngữ và tư duy. Việc viết lách là một trong những cách thức không thể thiếu để rèn dũa khả năng tư duy và ngôn ngữ trong tiến trình thăng tiến bản thân. Ngoài ra, ngôn ngữ còn được sử dụng như một thứ vũ khí hiệu quả trong việc bảo vệ bản thân và cả xã hội. Một cách cụ thể, ngôn ngữ cung cấp một cách thức phi bạo lực nhưng rất hiệu quả trong việc khẳng định sức mạnh bản thân ở cấp độ xã hội văn minh. Một người tự trang bị cho chính mình khả năng lý luận và trình bày vấn đề cách hợp lý sẽ có tỉ lệ chiến thắng cao hơn trong các cuộc tranh luận. Các mâu thuẫn xã hội không thể được giải quyết bằng bạo lực nhưng bằng đối thoại và tranh luận. Lý lẽ sẽ thắng và những ai biết sử dụng lý lẽ sẽ luôn là người chiến thắng. Khả năng ngôn ngữ đóng một vai trò không thể thiếu – xét về mặt lịch sử – trong việc bảo vệ các giá trị làm thăng tiến con người và xã hội. Các giá trị về công bằng, dân chủ, sự thật và quyền lợi căn bản của con người được phổ biến và được khẳng định trong tiến trình phát triển của văn minh con người đều được thực hiện bằng ngòi bút và lời nói. Những giá trị ấy, xét cho cùng, là thành quả của tiến trình khám phá và dần khẳng định qua sự phát triển trí thức